Tại Mỹ, nếu chủ ô tô mua bảo hiểm thông thường như bảo hiểm va chạm, bảo hiểm toàn diện, chủ xe sẽ được bồi thường bằng với giá trị còn lại của chiếc xe khi chiếc xe gặp tai nạn. Ngoài loại hình này, các hãng bảo hiểm còn phát triển sản phẩm “bảo hiểm khoảng cách” dành cho các chủ xe mua ô tô trả góp.
Theo đó, nếu chiếc xe đang trong diện “trả góp” gặp tai nạn, giá trị thanh khoản của xe thấp hơn khoản vay trả góp còn lại thì khoản tiền chênh lệch này sẽ được bảo hiểm thanh toán bởi “bảo hiểm khoảng cách”.
Dẫu vậy, thật không may cho anh chàng Manny Munoz, chủ của một chiếc BMW X5 đã suýt bị bảo hiểm từ chối bồi thường khi xảy ra tai nạn vì một lỗi đánh máy nhỏ.
Theo đó, anh Manny Munoz mua chiếc xe BMW X5 vào năm 2020 có giá 60.517,85 USD (hơn 1,5 tỷ đồng) với hình thức trả góp. Tại thời điểm bán, đơn vị tín dụng gửi cho anh hóa đơn trị giá 60.517,26 USD (hơn 1,5 tỷ đồng). Soi kỹ ra, hóa đơn này đã sai lệnh 60 cent, tương đương khoảng 14.000 đồng. Không một ai để ý con số sai lệch rất nhỏ này trên một chiếc xế hộp trị giá hàng chục nghìn USD.
Bảy tháng trước, chiếc BMW X5 bị một chiếc xe khác tông vào đuôi trong lúc tham gia giao thông khiến xe hư hỏng nặng. Sau đó, anh Manny Munoz nhận được một tấm séc trị giá 26.709 USD là giá trị thanh khoản của chiếc BMW ở thời điểm tai nạn. Tuy nhiên, anh Munoz vẫn còn nợ ngân hàng tới 45.360 USD cho việc vay mua ô tô, nghĩa là anh còn thiếu 18.651 USD, tương đương với khoảng 466 triệu đồng. Như vậy, công ty sẽ chi trả “bảo hiểm khoảng cách” cho phần còn lại.
Tuy nhiên, chỉ vì sự chênh lệch về hóa đơn ở chi tiết gõ lệch con số 60 cent, phía bảo hiểm ban đầu đã từ chối chi trả cho anh. Sau khi có kênh thông tin phản ánh hiện tượng này, công ty bảo hiểm Safe-Guard nơi cung cấp dịch vụ phản hồi rằng yêu cầu của anh đang được xử lý. Mặc dù vậy, đã hơn nửa năm trôi qua và mọi khoản chi trả từ phía công ty bảo hiểm cho chủ xe vẫn “án binh bất động”.
Theo Carcoops