26 C
Hanoi
Thứ Bảy, Tháng Chín 7, 2024

Các hãng xe Trung Quốc kinh doanh thế nào ở nước ngoài?

Hầu hết các hãng Trung Quốc vẫn phụ thuộc doanh số vào thị trường nội địa, cá biệt một vài thương hiệu bán ở nước ngoài ngang ngửa, thậm chí nhiều hơn.

Các hãng xe Trung Quốc tấn công ồ ạt ra thị trường nước ngoài trong vài năm gần đây. Thị trường Âu, Mỹ và Đông Nam Á đều chứng kiến nhiều cái tên mới đến, với những kế hoạch và con số tham vọng. Những cuộc đổ bộ số lượng lớn, dồn dập được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá là hệ quả của việc sản xuất thừa những năm qua ở nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc. Vậy trong năm qua, các hãng xe Trung Quốc đang bán ở nước ngoài như thế nào?

Doanh số một số hãng xe Trung Quốc 2023(%): tỷ lệ xe bán ở nước ngoài trong tổng doanh số242 759242 759182 813182 813706 492706 492241 163241 163211 512211 512300 000300 000636 794636 7942 781 6582 781 6582 367 1872 367 1871 174 8241 174 8241 438 8371 438 8371 191 5541 191 554930 704930 704203 206203 206Doanh số nước ngoàiDoanh số nội địaBYD (8%)Changan (7,2%)Chery (37,6%)Geely (14,4%)Wuling (15,1%)Great Wall (24,4%)MG (75,8%)0500k1 000k1 500k2 000k2 500k3 000k3 500kVnExpressChangan (7,2%)● Doanh số nội địa: 2 367 187

Doanh số trên được tổng hợp từ nguồn số liệu của hãng cũng như Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Một vài con số được các hãng làm tròn, ước chừng nên có thể khác biệt nhỏ so với thực tế. Đồ thị cho thấy doanh số nội địa vẫn chiếm đa số trong kết quả kinh doanh của từng hãng. Ngoại trừ MG có tỷ lệ bán ở nước ngoài vượt trội.

Lúc này, các hãng xe Trung Quốc đang tăng tốc mở rộng thị trường nước ngoài. BYD đã mở cửa nhà máy ở Thái Lan, nơi hoàn thiện sau 16 tháng xây dựng, với sản lượng hàng năm 150.000 xe và dự kiến tạo ra 10.000 việc làm.

Đông Nam Á đang trở thành trung tâm của các hãng xe Trung Quốc, đặc biệt với những thương hiệu sản xuất xe năng lượng mới. Bên cạnh BYD, có Neta và Aion cũng thiết lập nhà máy ở khu vực này.

Aion nói việc xây dựng nhà máy ở Thái Lan sẽ kết thúc cuối tháng 7, trong khi hãng cũng đang lập một nhà máy ở Indonesia và dự kiến bắt đầu sản xuất cuối năm nay.

Neta có hai nhà máy, một ở Thái Lan và một cũng ở Indonesia. Tại Đông Nam Á, Neta chỉ sau BYD về doanh số xe điện, theo China Insights Consultancy (CIC). Ngoài ra, Neta đã mở một cửa hàng ở Kenya vào cuối tháng 6 vừa qua, với kế hoạch thâm nhập 20 quốc gia châu Phi trong hai năm tới. Mục tiêu của hãng là mở 100 đại lý và bán hơn 20.000 xe tại khu vực này trong vòng 3 năm, theo Nikkei Asia.

Việc các công ty Trung Quốc tập trung sản xuất tại Thái Lan không hoàn toàn là tín hiệu vui cho đất nước Đông Nam Á, khi nhiều chuyên gia kinh tế ở nước này cảnh báo việc nhập khẩu linh kiện giá rẻ từ Trung Quốc về lắp ráp sẽ khiến các công ty trong mảng công nghiệp phụ trợ của Thái Lan gặp khó khăn, nhất là sau khi các nhà máy của nhiều hãng xe Nhật tại nước này mới đóng cửa gần đây.

Các hãng xe Trung Quốc cũng cân nhắc hoặc đã bắt đầu xây dựng nhà máy ở châu Âu và Nam Mỹ. Bên cạnh đó, khu vực Trung Á đang trở thành điểm đến quan trọng.

BYD đã có cơ sở sản xuất ở Uzbekistan. Ở Kazakhstan, Geely có 7 mẫu xe bán ra. Từ cuối 2022, hãng đã mở 16 đại lý và showroom tại quốc gia này, phủ sóng tại các thành phố lớn. Geely cũng đã đặt chân đến Kyrgyzstan trong 2023 và đang hướng đến Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan.

Geely cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc kinh doanh ở nước ngoài trong chiến lược phát triển của hãng. Đầu tháng 7, CEO Gan Jiyue nói Geely đã tăng mục tiêu 2024 cho xuất khẩu với 380.000 xe, nhiều hơn 50.000 xe so với ban đầu.

Shi Qingke, chủ tịch Great Wall Motor International, nói rằng hãng tự tin về thị trường Kazakhstan. Trong 2023, hãng bán được 8.824 xe tại đây.

Hãng xe với trụ sở chính ở tỉnh Hà Bắc đã có 28 đại lý ở Kazakhstan, rải rác ở 20 thành phố lớn, và có kế hoạch thêm các đại lý mới trong quý III.

Nhưng không chỉ các nhà sản xuất xe con mới phất lên ở Kazakhstan nhờ nhu cầu xe mới tăng cao. Đến hết 2023, hãng Yutong Bus bán được hơn 5.000 xe buýt tại quốc gia này, trogn đó 200 xe buýt năng lượng mới. Yutong cũng đã có nhà máy láp ráp ở Kazakhstan.

Trong nửa đầu năm nay, các hãng xe Trung Quốc ghi nhận mức tăng doanh số lớn, trong đó tháng 6 là tháng kinh doanh tốt nhất của nhiều thương hiệu xe năng lượng mới.

BYD, với các mẫu xe điện và hybrid, bán được 203.404 xe năng lượng mới ở thị trường nước ngoài trong nửa đầu năm nay, tăng 173,8% so với cùng kỳ 2023, theo CnEVPost.

Với Chery, doanh số nửa đầu năm trên toàn cầu là 1,1 triệu xe, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số xe xuất khẩu 532.158, tăng 29,4%.

Geely bán được 955.730 xe khắp thế giới, với số xe xuất khẩu là 197.428. Cả năm nay, hãng đặt mục tiêu xuất khẩu là 380.000 xe.

Cuộc cạnh tranh của các startup xe năng lượng mới trở nên gay gắt hơn trong nửa đầu năm nay. Li Auto đạt doanh số 188.981 xe, chỉ đứng sau một startup khác là Harmony Intelligent Mobility Alliance – một liên doanh do Huawei khởi xướng – với 194.207 xe.

Kế hoạch của Li Auto là gia nhập thị trường Trung Đông trong năm nay, và có thể đặt chân đến các quốc gia Bắc Phi, với mẫu xe đầu tiên là sản phẩm chủ đạo Li L9.

Xpeng – startup xe điện thành lập cách đây 10 năm – hiện mới chỉ bán được một lượng nhỏ ở châu Âu. Hãng từng thông báo vào giữa tháng 6 rằng sẽ bắt đầu bán hai sản phẩm tại Ai Cập: SUV G9 và sedan P7.

Hãng xe Changan cũng đã khởi công cơ sở sản xuất ở tỉnh Loei, Thái Lan, tháng 12/2023. Kế hoạch đến hết 2030 của hãng là ra mắt 15 mẫu xe năng lượng mới và xuất khẩu ôtô với vô-lăng bên phải sang các thị trường như Australia, New Zealand, Anh và Nam Phi.

Mỹ Anh

phụ tùng lexus

Có thể bạn quan tâm

Stay Connected

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Có thể bạn quan tâm