27 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024
spot_img

Làm gì khi đèn pha bị ẩm?

Bị ẩm dẫn đến tình trạng ‘hấp hơi’ của đèn pha, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chiếu sáng và an toàn của xe khi di chuyển. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý sẽ không thừa.

Nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân quan trọng dẫn đến độ ẩm xuất hiện bên trong đèn pha của xe bạn. Bất kỳ điều nào trong số này cũng có thể khiến cho các đèn ngoại thất khác như đèn sương mù, đèn hậu và đèn xi nhan bị tình trạng tương tự.

  • Gioăng đèn pha lỗi: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới hiện tượng đèn pha bị hấp hơi. Nếu đúng như vậy, bạn sẽ phải xử lý gioăng đèn, còn nặng hơn thì phải thay thế đèn pha
  • Tắc lỗ thoát hơi ẩm: Nguyên nhân tiềm ẩn thứ 2 là lỗ thoát hơi ẩm bị tắc. Điều này khiến đèn pha của bạn chứa đầy nước vì khi bóng đèn pha nóng lên và nguội đi, nó sẽ tạo ra sự ngưng tụ do không có chỗ nào để thoát hơi nước. Tuy nhiên, nếu bị như vậy thì nó là tin vui cho bạn bởi bạn sẽ không cần phải tháo gioăng đèn hay sửa chữa bất kỳ thứ gì nếu làm đúng mọi thứ.
  • Nứt mặt đèn pha: Nguyên nhân cuối cùng là tình huống xấu nhất do mặt đèn bị nứt hoặc hư hỏng. Nếu đúng thế, bạn sẽ phải đi xử lý hàn lại mặt đèn hoặc nhiều khả năng phải thay một mặt đèn mới.

 Đèn pha bị hấp hơi tiềm ẩn nhiều rủi ro

Sự ngưng tụ hơi nước thường xuyên xuất hiện bên trong đèn pha rõ ràng là thứ bạn cần phải lưu tâm bởi nước tích tụ trong hệ thống điện rất dễ dẫn tới hiện tượng chập điện, ăn mòn dây dẫn và có thể dẫn tới nhiều sự cố khác liên quan.

Không chỉ vậy, hơi nước đọng lại ở mặt đèn pha còn dẫn đến hiện tượng đèn pha bị sương mù. Khi bạn bật đèn pha, lớp hơi nước ngưng tụ bên trong mặt đèn sẽ làm cản ánh sáng, có nghĩa là tầm nhìn của bạn sẽ bị hạn chế khi không đủ ánh sáng. Thế nên, không khó để hiểu tại sao đây là một vấn đề lớn, đáng quan tâm.

 Cách khắc phục

Nếu có hơi nước đọng trong cụm đèn pha, dù ít hay nhiều thì người dùng cũng cần xử lý hiện tượng trên. Có một số cách để xử lý hiện tượng đèn pha bị hấp hơn và tất cả phụ thuộc vào cách thức ngưng tụ và lượng nước ngưng tụ ở đó.

  • Hàn gắn lại chỗ đèn pha bị nứt

Hãy bắt đầu với tình huống xấu nhất, đó là khi cụm đèn pha bị nứt. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải thay thế toàn bộ cụm đèn pha để tránh nước vào trong tương lai.

Để khắc phục sự cố tạm thời, bạn có thể thử dùng máy sấy tóc để làm khô mọi thứ nhưng cách này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Lần sau, thời tiết tiếp tục có sương mù, mưa ẩm thì khả năng mọi thứ sẽ trở lại như cũ nếu bạn chưa khắc phục triệt để chỗ nứt như hàn hoặc thay mới mặt đèn.

  • Gioăng đèn bị lỗi

Tình huống tiếp theo là gioăng mặt đèn pha bị lỗi. Đây cũng là một vấn đề khá lớn vì gioăng mặt đèn không phải là thứ có thể dễ khắc phục trong một sớm một chiều. Bạn cần bắt đầu bằng cách tháo cụm đèn pha và nhẹ nhàng cạy cụm đèn ra khỏi gioăng mặt đèn.

Sau đó lau khô mọi thứ bên trong bằng máy sấy và dùng súng bắn kéo nóng chạy xung quanh cụm chi tiết đèn để gắn mặt đèn lại. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm mua được gioăng cho cụm đèn pha của mình từ một cửa hàng bán linh phụ kiện.

  • Tắc lỗ thoát hơi ẩm

Vấn đề tiềm ẩn cuối cùng là lỗ thông hơi bị tắc. Điều này khiến hơi nước tích tụ khi nhiệt độ thay đổi tạo ra từ bóng đèn. Tất cả các loại mảnh vụn có thể chặn lỗ thông hơi này, vì vậy hãy kiểm tra xem nó có thông thoáng không trước khi tháo bỏ gioăng mặt đèn.

Nếu đúng như vậy, hãy cố gắng hết sức để lấy mảnh vụn ra khỏi đèn pha thay vì đẩy nó vào bên trong. Nếu nó mắc kẹt bên trong cụm đèn pha, điều tiếp theo mà bạn sẽ phải làm là giỡ niêm phong gioăng đèn để lấy chúng ra.

Mọi thông tin chi tiết về thông tin, tin tức, các loại phụ tùng, đồ chơi, vui lòng liên hệ:

Thương hiệu Khoiauto – Otolife: 04TT2 Biệt thự liền kề, Khu Quân đội Thạch Bàn, Q. Long Biên, Hà Nội. Holtine: 0886077077   –   Email: info@khoiauto.com

spot_img

Có thể bạn quan tâm

Stay Connected

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Có thể bạn quan tâm